Ruột gối bị mốc đừng vội bỏ đi ngay! Hãy thử áp dụng những cách đơn giản nhưng cực kỳ hiệu quả được bật mí trong bài viết dưới đây để loại bỏ nấm mốc, làm sạch gối và bảo vệ sức khỏe của bạn cùng cả gia đình nhé!
Dấu hiệu nhận biết ruột gối bị mốc
Ruột gối rất có thể đã bị mốc nếu xuất hiện những dấu hiệu sau – kiểm tra ngay để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe:
- Xuất hiện các vết đen, loang lổ bên trong ruột gối
- Bề mặt gối có cảm giác ẩm, sờ vào không khô ráo
- Gối có mùi ẩm mốc, hôi hám, càng nằm càng khó chịu
- Người dùng dễ bị nổi mẩn, ngứa da vùng mặt, cổ
- Hắt hơi thường xuyên, đau đầu, nghẹt mũi hoặc ho về đêm cũng có thể là dấu hiệu bạn đang hít phải nấm mốc từ gối mà không hề hay biết.
- Có thể thấy bụi li ti bay ra khi đập nhẹ gối – dấu hiệu của nấm mốc phát tán

Ruột gối bị mốc
Nguyên nhân khiến ruột gối bị mốc
Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất biến chiếc gối thân thuộc thành ổ vi khuẩn gây hại cho sức khỏe, đó là:
Độ ẩm cao
Vào mùa nồm hoặc những ngày mưa kéo dài, độ ẩm không khí tăng cao, ruột gối dễ hấp thụ hơi ẩm từ môi trường xung quanh, tạo điều kiện lý tưởng cho nấm mốc sinh sôi, đặc biệt nếu gối được đặt trong phòng kín, ít thông thoáng. Lâu dần, ruột gối sẽ ẩm ướt, phát sinh mùi khó chịu và các vết mốc xuất hiện.
Không vệ sinh định kỳ
Gối sử dụng hàng ngày sẽ tích tụ mồ hôi, bã nhờn, tế bào chết. Nếu bạn không vệ sinh, giặt giũ ruột gối định kỳ, những tác nhân này sẽ trở thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển.
Không phơi khô hoàn toàn
Sau khi giặt, nếu ruột gối chưa được phơi thật khô nhưng đã đem cất hoặc sử dụng lại, phần hơi ẩm còn đọng bên trong sẽ nhanh chóng tạo điều kiện cho nấm mốc sinh sôi. Vì vậy, sau khi phơi gối, bạn nên kiểm tra kỹ – đặc biệt là phần giữa ruột gối – để chắc chắn gối đã khô hoàn toàn trước khi sử dụng lại.
Sử dụng ruột gối quá lâu
Ruột gối sau 2–3 năm sử dụng sẽ trở nên cũ, mất đi sự êm ái và khả năng thoáng khí như ban đầu. Lúc này, bụi bẩn, mồ hôi và độ ẩm dễ bị tích tụ mà bạn không thể vệ sinh hoàn toàn. Vì vậy, sử dụng gối quá lâu không chỉ khiến ruột gối bị mốc mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và chất lượng giấc ngủ của bạn.
Không dùng vỏ gối
Vỏ gối không chỉ giúp bảo vệ ruột gối khỏi bụi bẩn mà còn dễ dàng tháo ra giặt giũ, giữ cho gối luôn sạch sẽ và thơm tho. Nếu không có lớp vỏ gối bên ngoài, ruột gối sẽ tiếp xúc trực tiếp với mồ hôi, dầu nhờn và bụi bẩn, khiến ruột gối dễ bị ẩm ướt, bẩn và tạo môi trường thuận lợi cho nấm mốc phát triển.
Ruột gối bị mốc có nguy hiểm không?
Nấm mốc trong ruột gối không chỉ gây mất vệ sinh mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Dưới đây là những tác hại phổ biến khi sử dụng ruột gối bị mốc mà bạn cần lưu ý:
- Gây dị ứng, viêm da: Da mặt tiếp xúc trực tiếp dễ bị ngứa, nổi mẩn, mụn li ti.
- Ảnh hưởng hệ hô hấp: Hít phải mùi mốc thường xuyên có thể gây ho, viêm mũi, viêm xoang, đặc biệt nguy hiểm với trẻ nhỏ và người lớn tuổi.
- Giấc ngủ kém chất lượng: Mùi hôi ẩm mốc khiến người nằm khó chịu, mất ngủ, ngủ không sâu giấc.
- Tiềm ẩn nguy cơ nấm lan rộng: Nếu không xử lý sớm, nấm mốc từ gối có thể lan sang chăn, đệm hoặc không khí phòng.
Cách xử lý ruột gối bị mốc
Sử dụng cồn để tẩy mốc ruột gối
Cồn là chất sát khuẩn mạnh, có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và nấm mốc hiệu quả. Đây là nguyên liệu dễ mua tại các hiệu thuốc và có thể dùng ngay tại nhà để xử lý ruột gối bị mốc nhẹ.
Cách thực hiện:
- Dùng khăn sạch hoặc bông gòn thấm cồn, lau trực tiếp lên những vùng ruột gối bị mốc. Với các vết mốc cứng đầu, bạn có thể dùng bàn chải mềm nhúng cồn rồi chà nhẹ để cồn thấm sâu và làm sạch tốt hơn.
- Sau đó giặt ruột gối bằng các chất tẩy rửa để làm sạch hoàn toàn ruột gối.
- Phơi ruột gối cho đến khi khô hoàn toàn để hạn chế nấm mốc quay trở lại.
Cách xử lý ruột gối mốc bằng giấm ăn
Giấm ăn là nguyên liệu dễ tìm, rẻ tiền và rất hiệu quả trong việc làm sạch ruột gối bị mốc. Với tính axit nhẹ, giấm có khả năng tẩy mốc, khử mùi hôi và làm mềm vải mà không gây hại cho chất liệu.
Cách thực hiện:
- Hòa 1/2 đến 1 cốc giấm ăn với nước ấm và một ít bột giặt/nước giặt trong chậu lớn.
- Ngâm ruột gối với dung dịch này trong khoảng 20–30 phút để giấm thấm sâu vào bên trong, giúp làm mềm các vết mốc và khử mùi hôi.
- Sau khi ngâm, giặt ruột gối như bình thường bằng nước sạch. Có thể giặt lại thêm một lần với nước giặt pha loãng để loại bỏ hoàn toàn mùi giấm.
- Với các vết mốc đen khó giặt, bạn có thể đổ trực tiếp giấm ăn lên vùng bị mốc, vò nhẹ trước khi giặt để giấm thấm sâu và làm mềm vết mốc.
- Sau khi giặt sạch, phơi ruột gối ngoài nắng. Mùi giấm sẽ tự bay hết khi gối khô hoàn toàn.
Cách giặt ruột gối bị mốc bằng baking soda
Baking soda là nguyên liệu tự nhiên có khả năng khử mùi, làm sạch và tiêu diệt vi khuẩn, nấm mốc hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Trộn đều baking soda, nửa lít nước ấm, nước giặt và giấm (hoặc chanh) trong một chậu lớn để tạo thành dung dịch làm sạch.
- Ngâm ruột gối, đặc biệt là phần bị mốc trong hỗn hợp này khoảng 15-20 phút
- Sau khi ngâm, dùng tay vò nhẹ ruột gối nhiều lần, vò kỹ hơn tại khu vực bị mốc, sau đó xả lại nhiều lần bằng nước sạch cho đến khi không còn mùi giấm hoặc baking soda.
- Phơi gối dưới ánh nắng mặt trời cho đến khi gối khô hoàn toàn, tránh sấy khô bằng máy vì sẽ khiến hỏng lớp vải ruột gối.

Baking Soda giúp tẩy vết mốc trên gối hiệu quả
Thay mới nếu gối bị mốc nặng
Khi ruột gối xuất hiện nhiều vết mốc đen, mùi hôi không thể loại bỏ dù bạn đã giặt sạch kỹ càng, đó là dấu hiệu gối đã bị hư hỏng nặng. Lúc này, việc tiếp tục sử dụng không chỉ làm mất vệ sinh mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Để bảo vệ bản thân và gia đình, bạn nên thay mới ruột gối càng sớm càng tốt.
Cách phòng ngừa ruột gối bị mốc
Bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa ruột gối bị mốc chỉ với vài thói quen đơn giản trong sinh hoạt hàng ngày
Giặt gối định kỳ
Nên giặt ruột gối sau mỗi 1 đến 2 tháng sử dụng để giữ gối luôn sạch sẽ và tránh nấm mốc. Ngoài ra, sau 2–3 năm, bạn nên thay gối mới để bảo vệ sức khỏe. Lưu ý nên phơi khô gối hoàn toàn trước khi
Sử dụng vỏ gối
Bạn nên dùng vỏ gối cho chiếc gối thân yêu của mình để ngăn mồ hôi, bụi bẩn thấm vào bên trong. Lớp vỏ giúp giữ cho ruột gối luôn sạch sẽ, khô thoáng và hạn chế nguy cơ bị mốc, đồng thời cũng dễ dàng tháo ra giặt thường xuyên.

Sử dụng vỏ gối để ngăn ngừa gối bị mốc
Dùng máy hút ẩm vào mùa nồm
Vào những ngày nồm ẩm, độ ẩm trong không khí có thể lên tới 80–90%, khiến gối rất dễ hút ẩm và bị mốc dù không tiếp xúc trực tiếp với nước. Đặt máy hút ẩm hoặc bật điều hòa chế độ khô trong phòng ngủ sẽ giúp duy trì không khí khô thoáng, hạn chế tối đa nguy cơ nấm mốc phát triển trong ruột gối và các vật dụng vải khác như chăn, đệm.
Ưu tiên chọn ruột gối chất lượng
Chất liệu ruột gối cũng quyết định rất lớn đến khả năng chống mốc. Bạn nên ưu tiên các loại gối làm từ:
- Sợi microfiber cao cấp: Nhẹ, thoáng khí, nhanh khô, dễ giặt.
- Cao su thiên nhiên: Có khả năng kháng khuẩn và chống nấm mốc tự nhiên.
- Gối có công nghệ kháng khuẩn, khử mùi: Thường có lớp vải bọc đặc biệt giúp hạn chế hơi ẩm thấm vào bên trong.
- Những loại gối này không chỉ giúp phòng chống mốc hiệu quả mà còn bền và an toàn cho sức khỏe người sử dụng.
Ruột gối bị mốc không chỉ gây mất vệ sinh mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dùng. Hãy thử áp dụng ngay những cách đơn giản nhưng hiệu quả mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên để “cứu” chiếc gối mốc của bạn trở lại sạch sẽ, thơm tho như mới nhé!
Nếu có nhu cầu mua chăn ga gối đệm Sông Hồng với mức giá ưu đãi, vui lòng liên hệ Hotline hoặc ghé cửa hàng demsonghonghanoi.com gần nhất!